Tên gọi của những nhóm dân tộc thiểu số ở Nhật Bản Tên người Nhật

Đoạn viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện đoạn viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Nhiều dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Triều Tiên vầ người Hoa, sống ở Nhật Bản thông qua một cái tên Nhật Bản. Gốc rễ của thói quen này có thể lần trở lại chính sách trong thời kì thuộc địa về sōshi-kaimei, trong đó cho phép nhiều người Triều Tiên thay đổi tên của họ sang tên tiếng Nhật. Ngày nay, các dân tộc thiểu số, hầu hết là người Triều Tiên, những người nhập cư vào Nhật Bản sau Thế chiến II, tiếp nhận tên bằng tiếng Nhật Bản, đôi khi được gọi là tên thông hành (pass names), để dễ dàng giao tiếp và quan trọng hơn, để tránh phân biệt đối xử. Một vài người trong số họ (ví dụ như Han Chang-Woo, sáng lập viên và là chủ tịch của Maruhan Corp.) vẫn giữ tên gốc của họ.

Người có quyền công dân Nhật Bản thường được yêu cầu về việc nhận một tên gọi bằng tiếng Nhật. Trong những thập kỷ gần đây, Chính phủ đã cho phép các cá nhân đơn giản hoá bằng việc nhận phiên bản katakana của tên gốc khi xin thị thực công dân: đại biểu Quốc hội Tsurunen Marutei (ツルネン マルテイ), có tên gốc làMartti Turunen, một người Phần Lan, là một ví dụ nổi tiếng. Một vài người khác chuyển ngữ tên của họ hoàn toàn sang các ký tự kanji có cách phát âm tương tự, ví dụ như nhà hoạt động xã hội Arudou Debito (有道 出人), một người Mỹ trước đó được biết với tên David Aldwinckle. Vẫn có những người khác bỏ rơi không dùng đến tên gốc của họ và ủng hộ tên theo truyền thống của Nhật Bản, như Lafcadio Hearn (người có nửa dòng máu Anglo-Irish và một nửa là người Hy Lạp), sử dụng tên gọi "Koizumi Yakumo" (小泉 八雲). Vào thời điểm đó, để xin được quốc tịch Nhật Bản, việc được nhận nuôi bởi một gia đình Nhật Bản (trong trường hợp của Hearn, đó là gia đình của vợ ông) và lấy tên của họ là điều cần thiết.

Những người Hoangười Triều Tiên thiểu số ở Nhật Bản đã chọn để từ bỏ tình trạng thường trú vĩnh viễn để được quyền công dân Nhật Bản đôi khi phải thay đổi các ký tự trong tên của họ để xin được thị thực công dân, bởi những hạn chế mà những ký tự đó có thể gặp phải.

Người sinh ở nước ngoài với tên riêng của phương Tây và họ của Nhật Bản thường được có một tên katakana theo thứ tự phương Tây khi nhắc đến ở Nhật Bản. Eric Shinseki, ví dụ, được gọi là エリック シンセキ (Erikku Shinseki). Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đôi khi Nhật Bản quyết định sử dụng thứ tự trong tiếng Nhật khi nhắc đến tên của đứa trẻ trong tiếng Nhật. Ngoài ra, cha mẹ Nhật có xu hướng đặt cho con cái của họ tên bằng kanji, hiragana hoặc katakana, đặc biệt nếu đó là một tên bằng tiếng Nhật. Ngay cả các cá nhân sinh ra ở Nhật Bản, với một cái tên Nhật Bản, có thể được gọi bằng katakana, nếu họ đã định cư hay lập nghiệp ở nước ngoài. Yoko Ono, ví dụ, đã được sinh ra tại Nhật Bản, với tên 小野 洋子, và đã trải qua hai mươi năm đầu tiên của cuộc đời mình ở đó. Tuy nhiên, vì đã sống ở nước ngoài trong hơn năm mươi năm, và trên cơ sở sự nghiệp của mình tại Hoa Kỳ, Ono thường được nhắc đến trên báo chí như オノ・ヨーコ, giữ gìn trật tự tên bà theo tiếng Nhật (Ono Yōko), nhưng chuyển nó thành katakana.

Có một hạn chế tính đến năm 2001[cập nhật] về việc sử dụng ký tự "v" trong một tên em bé trừ khi ít nhất có cha hoặc mẹ có nguồn gốc nước ngoài.[cần dẫn nguồn] Ký tự katakana tương ứng gần nhất là ヴ (vu), có thể được latin hoá thành v hoặc b. Điều này ảnh hưởng đến việc cấp hộ chiếu hoặc các tài liệu tại Nhật Bản khác khi một phiên bản chữ Latin của tên gọi được đưa ra; chữ v bị thay thế bằng chữ b. Điều này ảnh hưởng đến những cái tên như Kevin (ケヴィン), mà sẽ được viết như Kebin.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên người Nhật http://www.csse.monash.edu.au/~jwb/cgi-bin/wwwjdic... http://www.babynames.ch/Info/Language/laJapanese http://japanese.about.com/library/weekly/aa050601a... http://www.japanese-name-translation.com/site/japa... http://www.japanese-name-translation.com/site/top5... http://www.japanorama.com/namesinj.html http://potboilerpress.com/ http://potboilerpress.com/index.php?main_page=prod... http://park14.wakwak.com/~myj/ http://hsblogs.stanford.edu/morrison/